Câu 1: Một chiếc cột bê tông cốt thép chịu lực nén F thẳng đứng do tải trọng đè lên nó. Giả sử suất đàn hồi của bê tông bằng 1/10 của thép, còn diện tích tiết diện ngang của thép bằng khoảng 1/20 của bê tông. Hãy tính phần lực nén do tải trọng tác dụng lên phần bê tông của chiếc cột này.
Câu 2: Một thanh nhôm và một thanh đồng ở 100oC có độ dài tương ứng là 100,24 mm và 200,34 mm được hàn ghép nối tiếp với nhau. Cho biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1. Và của đồng là 17.10-6 K-1. Xác định hệ số nở dài của thanh kim loại ghép này.
Câu 3: Một tấm đồng hình vuông ở 0oC có cạnh dài 50 cm. Khi bị nung nóng tới nhiệt độ toC, diện tích của đồng tăng thêm 17 cm2. Tính nhiệt độ nung nóng toC của tấm đồng. Hệ số nở dài của đồng là 17. 10-6 K-1.
Câu 4: Xác định độ dài của thanh thép và của thanh đồng ở 0oC sao cho ở bất kì nhiệt độ nào thanh thép luôn dài hơn thanh đồng một đoạn bằng 50 mm. Cho biết hệ số nở dài của đồng là 16.10-6 K-1.và của thép là 12.10-6 K-1.
Câu 5: Có hai ống mao dẫn, đường kính trong của ống 1 gấp đôi đường kính trong của ống 2. Khi nhúng vào nước, mực nước trong hai ống chênh nhau 3,5 cm. Tính đường kính trong của mỗi ống. Biết khối lượng riêng của nước là
và hệ số căng bề mặt của nước là
Câu 6: Một chiếc kim hình trụ bằng thép có bôi một lớp mỏng dầu nhờn ở mặt ngoài được đặt nằm ngang và nổi trên mặt nước. Hãy xác định đường kính lớn nhất của chiếc kim sao cho độ chìm sâu trong nước của chiếc kim bằng bán kính của nó. Đường kính chiếc kim bằng 5% độ dài của nó. Cho biết khối lượng riêng của thép là 7800 kg/m3 và của nước là 1000 kg/m3 hệ số căng bề mặt của nước là 0,072 N/m, lấy g ≈ 9,8 m/s2.
Câu 2: Một thanh nhôm và một thanh đồng ở 100oC có độ dài tương ứng là 100,24 mm và 200,34 mm được hàn ghép nối tiếp với nhau. Cho biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1. Và của đồng là 17.10-6 K-1. Xác định hệ số nở dài của thanh kim loại ghép này.
Câu 3: Một tấm đồng hình vuông ở 0oC có cạnh dài 50 cm. Khi bị nung nóng tới nhiệt độ toC, diện tích của đồng tăng thêm 17 cm2. Tính nhiệt độ nung nóng toC của tấm đồng. Hệ số nở dài của đồng là 17. 10-6 K-1.
Câu 4: Xác định độ dài của thanh thép và của thanh đồng ở 0oC sao cho ở bất kì nhiệt độ nào thanh thép luôn dài hơn thanh đồng một đoạn bằng 50 mm. Cho biết hệ số nở dài của đồng là 16.10-6 K-1.và của thép là 12.10-6 K-1.
Câu 5: Có hai ống mao dẫn, đường kính trong của ống 1 gấp đôi đường kính trong của ống 2. Khi nhúng vào nước, mực nước trong hai ống chênh nhau 3,5 cm. Tính đường kính trong của mỗi ống. Biết khối lượng riêng của nước là
và hệ số căng bề mặt của nước là
Câu 6: Một chiếc kim hình trụ bằng thép có bôi một lớp mỏng dầu nhờn ở mặt ngoài được đặt nằm ngang và nổi trên mặt nước. Hãy xác định đường kính lớn nhất của chiếc kim sao cho độ chìm sâu trong nước của chiếc kim bằng bán kính của nó. Đường kính chiếc kim bằng 5% độ dài của nó. Cho biết khối lượng riêng của thép là 7800 kg/m3 và của nước là 1000 kg/m3 hệ số căng bề mặt của nước là 0,072 N/m, lấy g ≈ 9,8 m/s2.
Câu 7: Hỏi phải đốt cháy bao nhiêu kilôgam xăng trong lò nấu chảy với hiệu suất 30% để nung nóng đến nhiệt độ nóng chảy và làm chảy lỏng 10 tấn đồng ? Cho biết đồng có nhiệt độ ban đầu là 13oC nóng chảy ở nhiệt độ 1083oC, nhiệt dung riêng là 380 J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng là 1,8.105 J/kg và lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1 kg xăng là 4,6.107 J/kg.
Câu 8: Áp suất hơi nước bão hoà ở 25oC là 23,8 mmHg và ở 30oC là 31,8 mmHg. Nếu tách hơi nước bão hoà ở 25oC ra khỏi nước chứa trong bình kín và tiếp tục đun nóng đẳng tích lượng hơi nước này tới 30oC thì áp suất của nó sẽ bằng bao nhiêu ?
Câu 9: Nhiệt độ của không khí trong phòng là 20oC. Nếu cho máy điều hoà nhiệt chạy để làm lạnh không khí trong phòng xuống tới 12oC thì hơi nước trong không khí của căn phòng trở nên bão hoà và tụ lại thành sương. Nhiệt 12oC được gọi là "điểm sương" của không khí trong căn phòng. Hãy tính độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của không khí trong căn phòng này. Kích thước của căn phòng là 6 x 4 x 5 m. Khối lượng riêng của nước bão hoà trong không khí ở 12oC là 10,76 g/m3 và ở 20°C là 17,30 g/m3.
Câu 10: Một dây đồng tiết diện 4mm2, được uốn thành một vòng tròn bán kính 100 cm, và lồng vào một vòng thép bán kính 100,05 cm. Suất đàn hồi của đồng là 12.1010 Pa. Để vòng đồng có thể khít chặt vào vòng thép(bỏ qua sự biến dạng của vòng thép), phải tác dụng vào vòng đồng một lực tối thiểu bằng
Câu 11: Xác định lượng nhiệt cần cung cấp để biến đổi 6,0 kg nước đá ở - 20oC thành hơi nước ở 100oC. Cho biết nước đá có nhiệt dung riêng là 2090 J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng là 3,4.105 J/kg, nước có nhiệt dung riêng là 4180 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng là 2,3.106 J/kg. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do bình chứa hấp thụ và do truyền ra bên ngoài.
Câu 12: Người ta dùng một thanh sắt tròn có độ dài ban đầu l0= 50 cm và tiết diện ngang S = 2,5 mm2. Kéo dãn thanh sắt bằng lực F có cường độ tăng dần và đo độ dãn dài Δl tương ứng của nó (Bảng 34-35. 1).
a) Tính độ dãn dài tỉ đối ε của thanh sắt và ứng suất σ của lực kéo tác dụng lên nó trong mỗi lần đo (Bảng 34-35. 1).
b) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của ε vào σ.
c) Dựa vào đồ thị vẽ được, tìm giá trị của suất đàn hồi E và hệ số đàn hồi k.
0 Nhận xét
Vật lý 31415 xin chào bạn, hãy nêu ý kiến của mình nhé !!!